- Bộ Ngoại giao Mỹ vừa thông qua khả năng bán cho Đài Loan 100 hệ thống phòng thủ ven biển Harpoon và các tên lửa chống hạm có liên quan - một thỏa thuận có trị giá ước tính lên tới 2,37 tỉ USD.
![]() |
Ảnh minh họa |
T?i th? gameTrong động thái có thể dẫn đến một đợt bán vũ khí ồ ạt cho Đài Loan, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua khả năng có thể ký một hợp đồng bán cho Vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan 100 hệ thống phòng thủ ven biển Harpoon, 400 tên lửa chống hạm RGM-84L-4 Harpoon Block II, 4 tên lửa diễn tập, 25 radar xe tải và một loạt các thiết bị có liên quan.
Theo thông báo được đưa ra ngày hôm qua (26/10) của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ, thỏa thuận nếu được ký có thể có giá trị lên tới 2,37 tỉ USD.
T?i th? gameChính quyền của Nhà lãnh đạo Tsai Ing Wen hồi tháng Năm đã thể hiện sự quan tâm đến các hệ thống tên lửa Harpoon. Trung Quốc cũng đã sử dụng phiên bản được phóng đi từ trên không của tên lửa Harpoon - AGM-84.
Đài Loan đang tăng cường năng lực phòng thủ với lý do để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc trong bối cảnh Không quân và Hải quân Trung Quốc thường xuyên tiến hành tập trận gần Đài Loan.
T?i th? gameTrong khi quân đội Đài Loan được đào tạo bài bản và được trang bị vũ khí tốt với hầu hết vũ khí là từ Mỹ thì Trung Quốc sở hữu quân đội có sức mạnh vượt trội và đang được bổ sung ngày càng nhiều vũ khí tối tân như chiến đấu cơ tàng hình. Tuy vậy, thông tin Đài Loan mua thêm vũ khí từ Mỹ chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh lo lắng và tức giận.
Mỹ là nhà cung cấp vũ khí chính cho VLT Đài Loan. Phần lớn vũ khí của Đài Loan do Mỹ sản xuất. Kể từ khi Tổng thống Trump lên nhậm chức năm 2017, Mỹ đã cung cấp cho Đài Loan một số lượng lớn vũ khí có trị giá hơn 15 tỉ USD. Vấn đề Đài Loan luôn là một trong những vấn đề nhạy cảm hàng đầu trong quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ-Trung.
Bắc Kinh coi Đài Loan là một vùng lãnh thổ của họ. Mặc dù Washington công nhận điều này nhưng vẫn duy trì một mối quan hệ gắn bó, thân thiết với Đài Loan.
Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan đã bị chia cắt năm 1949, sau một cuộc nội chiến, và kể từ đó đến nay Bắc Kinh luôn khẳng định mục tiêu kiên quyết thống nhất Đài Loan vào Trung Quốc. Bắc Kinh công khai ý định sẵn sàng dùng vũ lực đối với VLT Đài Loan nếu khu vực này tìm cách đòi độc lập với Trung Quốc. Vì thế, Đài Loan vẫn luôn canh cánh cái gọi là “mối đe dọa từ Trung Quốc” đối với hòn đảo này.
Kể từ khi bà Tsai Ing-wen lên cầm quyền, tình hình Eo biển Đài Loan bắt đầu leo thang căng thẳng do Nhà lãnh đạo mới của Đài Loan áp dụng lập trường cứng rắn với Trung Quốc. Bà Tsai công khai thực hiện nhiều bước đi nhằm đối phó với Trung Quốc như tăng chi tiêu quân sự, tăng cường mua sắm vũ khí và mở rộng hợp tác với các nước lớn, đặc biệt là đồng minh Mỹ. Bắc Kinh đương nhiên không thể chấp nhận một Đài Loan ngày càng thách thức khi hòn đảo này luôn luôn được Trung Quốc coi là một vùng lãnh thổ của họ
T?i th? gameTình hình càng nghiêm trọng khi Mỹ cũng tăng cường giúp đỡ cho Đài Loan, đặc biệt trong vấn đề vũ khí, quân sự. Quan hệ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc nhiều lần lên xuống thất thường và bị gián đoạn bởi việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Mỗi lần Mỹ cung cấp vũ khí cho Vùng lãnh thổ Đài Loan thì nước này đều vấp phải những phản ứng hết sức mạnh mẽ từ phía Trung Quốc. Năm 2010, Trung Quốc từng tạm ngưng các quan hệ quân sự với Mỹ và đe dọa dùng đòn trừng phạt kinh tế để đáp trả việc Quốc hội Mỹ thông qua hợp đồng bán vũ khí trị giá 6,4 tỉ USD cho Vùng lãnh thổ Đài Loan.