- Thảo luận ở tổ về hai dự án luật là Luật bảo đảm Trật tự an toàn giao thông đường bộ và Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã cho ý kiến về thẩm quyền quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe với 2 luồng ý kiến khác nhau.
T?i th? gameTranh cãi việc chuyển cấp giấy phép lái xe sang Bộ Công an - nguồn Video: THQP
T?i th? gameTheo ĐB Trần Ngọc Khánh (đoàn Khánh Hòa), cả nước hiện nay có 340 cơ sở đào tạo cấp bằng lái xe. Hầu hết cơ sở này đã được xã hội hóa, sống bằng tiền của người học bằng lái xe. Do vậy, nếu để Bộ GTVT hay chuyển sang Bộ Công an thì vẫn là tư nhân làm nhiệm vụ đào tạo, cấp chứng chỉ cho người học lái xe.
“Nếu chuyển từ Bộ GTVT sang Bộ Công an mà “vẫn thế thôi” thì chuyển sang để làm gì? Nếu muốn siết, làm chặt chẽ hơn thì chúng ta chỉ cần bổ sung GPLX” - ĐB Bùi Thị Thùy (đoàn Thanh Hóa) nói. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thì cho rằng, hiện nay phần lớn cơ sở đào tạo lái xe đã chuyển sang xã hội hóa. Các cơ sở sát hạch thì có Bộ GTVT làm, các trường nghề làm. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng phụ trách cấp phép lĩnh vực quốc phòng, Bộ Công an cấp bên công an, còn dân sự giao cho Bộ GTVT.
“Hiện nay có hơn 2.000 cán bộ, công chức và 22.000 tỉ đồng đã được chi vào đây. Dù anh Khánh nói sau này nếu có chuyển sang Bộ Công an thì cũng chỉ một cơ quan nào đó, bộ phận nào đó ký hợp đồng với cơ quan đào tạo làm việc này nhưng thực tế có cần thiết làm như vậy không? Đó là chưa nói bây giờ phải tập trung chuyên môn hóa, lực lượng vũ trang cần làm những gì thật sự vũ trang, còn dân sự thì để cho dân sự theo hướng xã hội hóa, chúng ta chỉ quản lý nhà nước thôi” - Phó Chủ tịch Quốc hội phân tích.
T?i th? gameĐB Mai Thị Phương Hoa nêu quan điểm, việc dân sự nên để cơ quan dân sự làm, việc gì thuộc lực lượng an ninh, quốc phòng thì tập trung vào làm nhiệm vụ. Còn theo Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương, lực lượng công an tham gia sát hạch lái xe không phải việc mới vì trước đây đã làm. Ông Vương dẫn chứng, cách đây khoảng 30-40 năm, khi cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ trên đường, thấy nghi vấn xe khách đang lưu thông có kỹ thuật kém. Lập tức, cảnh sát giao thông có quyền dừng xe, mời bà con đi xe khách đó xuống. Sau đó, kiểm tra bằng cách đi thử, nếu thấy kỹ thuật không đảm bảo, phanh không an toàn thì đình chỉ xe khách đó.
“Việc kiểm soát lái xe trước đây chúng ta đã làm chặt chẽ. Nếu nói đến xe khách của Nhà nước thì tài xế phải từ 25 tuổi trở lên, còn yêu cầu là đảng viên, ưu tiên bộ đội đã trải qua lái xe ở chiến trường”, ông Lê Quý Vương nói. “Đây không phải vấn đề quyền ông này, ông kia. Ngành Công an “ôm” việc này cũng mệt lắm, làm không tốt là bị dân ca thán, bị các ĐBQH phê bình”, Thứ trưởng nói và cho biết, theo dự luật, việc chuyển sát hạch lái xe từ ngành Giao thông vận tải sang bên Công an thì các trung tâm đào tạo lái xe vẫn hoạt động bình thường, còn Bộ trưởng Bộ Công an quy chuẩn cần phải như thế nào, chứ không áp đặt toàn bộ việc đó.
“Việc sát hạch chúng tôi phải kiểm soát, chứ không phải tôi tự đào tạo, tôi cấp bằng lái”, Thứ trưởng Công an nhấn mạnh.
T?i th? gameTrao đổi lại với các ĐBQH, Đại tướng Tô Lâm cũng khẳng định, việc sát hạch, đào tạo lái xe đã xã hội hóa. Bộ chỉ kiểm soát cấp bằng lái xe, quản lý bằng lái xe, bảo đảm đúng quy trình, quy chuẩn, chống việc làm giả, gian lận, còn các cơ sở sát hạch vẫn hoạt động bình thường.